Bị giãn tĩnh mạch có tập yoga được không?

Posted on Cẩm Nang Chữa Bệnh 90 lượt xem

Yoga đang là một bộ môn nâng cao sức khỏe được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bộ môn này không những giúp người tập cải thiện thể chất mà cả tinh thần, tâm linh của người tập. Vậy bị giãn tĩnh mạch có tập được yoga không? Tập yoga như thế nào để điều trị hợp lý và hiệu quả nhất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhé!

1. Bị giãn tĩnh mạch có tập yoga được không? 

Bị giãn tĩnh mạch có tập yoga được không?

Có nên tập yoga khi bị bệnh suy giãn tĩnh mạch không?

Khi giãn tĩnh mạch người bệnh không nên tập luyện các động tác có áp lực cao hay ngăn cản sự lưu thông máu. Một số bài tập được khuyên không nên tập luyện khi mắc bệnh giãn tĩnh mạch có thể kể đến như: tư thế ngồi hoa sen, bài tập hít thở lâu, hít sâu, ép bụng, ngồi chéo chân trong thời gian dài….Những bài tập này sẽ khiến cho trình trạng tĩnh mạch của người bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Vì vậy, người bị giãn tĩnh mạch chỉ nên tập luyện những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng cơ thể. Hiện nay, có nhiều bài tập yoga khác nhau mang công dụng hữu ích cho người bệnh.

2. Một số bài tập cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch

Tùy thuộc vị trí suy giãn tĩnh mạch mà người bệnh có thể lựa chọn bài tập yoga phù hợp, mang về hiệu quả cải thiện tốt nhất.

– Bài tập Buerger Allen

Bài tập Buerger Allen là một bài tập yoga được nhiều nhiều người lựa chọn, có tác dụng giúp lưu thông máu đến bộ phận chân và ngăn ngừa tình trạng suy giãn mạch bàn chân. Bài tập là sự kết hợp nhẹ nhàng của phần thân dưới, dễ dàng thực hiện và có thể tập luyện ngay tại giường.

Các bước thực hiện bài tập yoga Buerger Allen

  • Đầu tiên hãy nằm ngửa và dơ 2 chân lên cao. Giữ tư thế này cho đến khi thất bàn chân chuyển sang màu trắng nhợt.

  • Sau đó, hãy ngồi dậy một cách từ từ, thả lỏng cơ thể, buông lỏng hai chân đến khi chân hồng hào trở lại.

  • Cuối cùng, nằm xuống và duỗi thẳng chân tay. Nên thực hiện bài tập này liên tục từ 10-12 lần.

Bị giãn tĩnh mạch có tập yoga được không?

Một số bài tập hiệu quả cho người giãn tĩnh mạch 

– Bài tập nhón gót chân 

Bài tập nhón gót chân có tác dụng tăng cường cơ vùng bắp chân, phòng ngừa và điều trị tình trạng giãn tĩnh mạch hiệu quả. Mọi người có thể thực hiện động tác này mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, bài tập này yêu cầu khả năng giữ thăng bằng. Vì vậy, để tránh được các chấn thương không đáng có, người bệnh nên cẩn thận khi tập luyện.

Nếu có thể tập luyện nhón gót chân thường xuyên, người bệnh sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ ràng sau vài tuần.

Các bước thực hiện bài tập yoga nhón gót chân

  • Tư thế chuẩn bị đứng thẳng.

  • Tiếp đến, nhón gót chân, dồn trọng tâm cơ thể và các ngón chân.

  • Giữ tư thế  trong 15 giây, sau đó trở lại tư thế đứng thẳng ban đầu.

  • Thực hiện bài tập 20 lần.

– Đạp xe trên không 

Bài tập đạp xe trên không là một trong những động tác yoga được áp dụng phổ biến. Bài tập này không chỉ giúp máu lưu thông tốt hơn mà còn giảm lượng mỡ thừa, giúp phần chi dưới trở nên săn chắc hơn. Đạp xe trên không chỉ thay thế cho đạp xe thực tế, tuy nhiên để có hiệu quả cao hơn bạn vẫn nên tạo điều kiện để đạp xe thực tế. Các động tác tập luyện này không áp dụng cho người gặp vấn đề về lưng.

Cách thức thực hiện bài tập yoga đạp xe trên không

  • Cơ thể nằm trên một mặt phẳng, có thể sử dụng thảm để tránh đau lưng khi tập luyện.

  • Nâng 2 chân lên cao và bắt đầu thực hiện các động tác giống như đang đạp xe như bình thường.

  • Nên tập 3 lượt, mỗi lượt 25-30 nhịp thời gian gian nghỉ giữa các lượt là 10 giây để có hiệu quả tốt nhất.

Bị giãn tĩnh mạch có tập yoga được không?

Hướng dẫn bài tập yoga cho người bị giãn tĩnh mạch 

– Bài tập xoay cổ chân 

Bài tập xoay cổ chân đúng cách sẽ giảm tình trạng đau mỏi chân và ngăn cản giãn tĩnh mạch tiến triển.

Cách thực hiện bài tập yoga xoay cổ chân

  • Nằm ngửa trên bền mặt mềm mại.

  • Sau đó, co gối để nâng một chân lên ngực, dùng tay ôm giữ phần đùi của chân đang co.

  • Tiếp đến xoay bàn chân trái theo kim đồng hồ 5 vòng và ngược lại.

  • Làm tương tự với chân còn lại. Thực hiện ít nhất 15 lần và dừng lại khi cảm thấy chân khó chịu và đau nhức.

Xem thêm: Giãn tĩnh mạch nên tập gì? Những vận động giúp điều trị bệnh hiệu quả

3. Lời khuyên cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch 

Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia cho người bị giãn tĩnh mạch, bạn nên tham khảo:

  • Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất xơ , tránh tình trạng bị táo bón thường xuyên.

  • Uống 2 lít nước mỗi ngày.

  • Phụ nữ nên hạn chế mang các loại giày gót cao, nên sử dụng các loại giày mềm.

  • Mặc quần áo thoải mái, không ôm quá sát gây tình trạng máu khó lưu thông.

  • Vận động, tập các bài tập nhẹ nhàng.

  • Không nên mang vác đồ quá nặng.

  • Không nên ngồi làm việc trong một tư thế quá lâu.

  • Hãy kê chân cao khi ngủ.

  • Sau khi tắm xong nên xối chân bằng nước lạnh để giúp co thắt tĩnh mạch, giúp máu được vận chuyển về tim dễ dàng hơn.

  • Hãy mang vớ y khoa mỗi ngày nếu gặp tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về bài tập yoga giúp cải thiện suy giãn tĩnh mạch. Hy vọng những thông tin hữu ích của bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc. Để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác, hãy truy cập vào website của chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *