Bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?

Posted on Cẩm Nang Chữa Bệnh 84 lượt xem

Suy giãn tĩnh mạch là một trong những căn bệnh phổ biến thời gian gần đây. Có nhiều thông tin cho rằng: bị suy giãn tĩnh mạch thì không nên đi bộ vì sẽ làm bệnh nặng hơn. Vậy thông tin này có chính xác? Bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ khôngTrong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

1. Suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?

Suy giãn tĩnh mạch hay còn gọi là giãn tĩnh mạch – tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại dưới chân. Máu không đi lên tĩnh mạch chủ được để bơm vào tim như bình thường. Từ đó làm tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng tĩnh mạch, khiến bộ phận này bị giãn ra theo thời gian.

Bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?

Suy giãn tĩnh mạch chân

Để có thể điều trị hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, chúng ta cần kết hợp rất nhiều biện pháp: thay đổi lối sống, tập luyện giảm cân, tập vật lý trị liệu, luôn kê cao chân, mang tất áp lực tĩnh mạch. Trong đó việc thay đổi lối sống được cho là vai trò nền tảng, bởi:

  • Đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng và có thể mang tới vô vàn lợi ích. Đa số bệnh nhân sau khi đã được chẩn đoán giãn tĩnh mạch đều bỏ hẳn thói quen đi bộ. Có người còn không dám vận động mạnh vì sợ làm căn bệnh trở nặng hơn.

  • Khi người bệnh nhấc gót cao để di chuyển đi bộ, máu từ đám rối tĩnh mạch sẽ được đẩy vào tĩnh mạch sâu trong vùng cẳng chân. Tiếp đó tới động tác co cơ bắp sẽ giúp đẩy máu đi toàn bộ tĩnh mạch vùng đùi. Nếu lặp đi lặp lại như vậy, lượng máu quay về tĩnh mạch sẽ nhiều hơn.

  • Sự co cơ khi bạn đi bộ giúp quá trình bơm máu được hiệu quả hơn rất nhiều.

Hầu hết các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đều thấy triệu chứng bệnh đã được cải thiện rõ rệt sau khi duy trì đi bộ và thay đổi lối sống.

2. Lợi ích của đi bộ đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bên cạnh việc giảm bớt được các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch, việc đi bộ còn mang tới cho bạn rất nhiều lợi ích như:

Bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?

Lợi ích của đi bộ với suy giãn tĩnh mạch

– Đốt cháy calo và giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân hay béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch. Khi phải chịu tải trọng lớn, phần chân sẽ chịu gánh nặng nhiều nhất. Từ đó khiến cho các van tĩnh mạch suy yếu, bệnh suy tĩnh mạch phát triển nhanh chóng hơn.

Vì vậy, bạn chỉ cần dành thời gian đi bộ tối thiểu 30 phút/ ngày bằng tốc độ vừa phải. Từ đó bạn có thể đốt cháy tới 150 – 200 calo. Hãy đi liên tục hoặc chia thành từng đợt 10 – 15 phút để nghỉ ngơi.

– Thúc đẩy tuần hoàn

Đi bộ là một trong những cách tuyệt vời để cải thiện hoạt động hệ tuần hoàn, nhất là tuần hoàn chi dưới. Khi đó, máu được đẩy về tim nhanh chóng hơn, giảm khả năng tắc nghẽn và giảm áp lực tối đa ở những tĩnh mạch nông.

Đi bộ thường xuyên còn có khả năng giảm huyết áp ở động mạch và tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tim.

– Cải thiện tâm trạng

Hầu hết những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch sẽ đều mất tự tin với đôi chân nhiều đường gân xanh, sưng phù, bị chàm hoặc lở loét. Nếu tình trạng này kéo dài, họ dễ bị căng thẳng về tinh thần, suy nhược thể chất. Thậm chí dẫn tới trầm cảm.

Vì vậy, đi bộ được chứng minh có khả năng khắc phục hiệu quả các triệu chứng trầm cảm, tự ti hay stress tâm lý để giúp người bệnh lấy lại tâm trạng thoải mái hơn.

– Tăng cường miễn dịch

Khi đã lớn tuổi, chức năng hệ miễn dịch của cơ thể nhanh chóng suy giảm. Cùng với ăn uống, sinh hoạt điều độ, đi bộ được chứng minh là giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất. Bộ môn này còn giảm mức độ nghiêm trọng của các căn bệnh truyền nhiễm nếu bạn mắc phải.

– Giảm đau hiệu quả

Rất nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch sau khi duy trì đi bộ thường xuyên đã thấy triệu chứng được cải thiện hơn rất nhiều. Họ ít đau hơn và có thể sinh hoạt được bình thường hơn.

Xem thêm: Giãn tĩnh mạch nên tập gì? Những vận động giúp điều trị bệnh hiệu quả

3. Lưu ý khi đi bộ với người suy giãn tĩnh mạch

Bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?

Lưu ý khi đi bộ với người suy giãn tĩnh mạch

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc đi bộ đối với người suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên bạn cần chú ý những lưu ý sau để quá trình tập luyện được thuận lợi:

  • Khi bắt đầu tập đi bộ, hãy duy trì tốc độ vừa phải với quãng đường ngắn, sau đó tiếp tục tăng dần.

  • Nếu có điều kiện, đừng quên mang tất áp lực tĩnh mạch khi tập luyện. Cách làm này giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng cơ bản nhất của giãn tĩnh mạch.

  • Đi bộ đòi hỏi sự chuyển động linh hoạt ở mắt cá để mang tới hiệu quả tốt nhất. Vì vậy nếu người bệnh bị loét chân do giãn tĩnh mạch, hãy hạn chế vận động ở mắt cá chân.

  • Trong trường hợp đi bộ rất lâu nhưng tình trạng suy giãn tĩnh mạch không tiến triển, lại khiến bạn đau đớn hơn, hãy tạm ngưng việc đi bộ và tham vấn sự tư vấn của bác sĩ.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cho mình lộ trình chữa bệnh hiệu quả và an toàn nhất. Ngoài ra, đừng quên truy cập vào website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *