Thực tế, suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý có thể xuất hiện trên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu chi tiết các vị trí dễ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch trên cơ thể, hãy tham khảo các chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Suy giãn tĩnh mạch xuất hiện trên nhiều bộ phận của cơ thể
Nội dung chính:
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng đau, nhiều đường gân xanh và tím có thể quan sát bằng mắt thường. Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh lý này sẽ có những chuyển biến xấu theo thời gian. Một số dấu hiệu nặng của suy giãn tĩnh mạch như đỏ da, phát ban, loét da.
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch?
Các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch trên cơ thể mà bạn có thể tham khảo như sau:
-
Vị trí bị bệnh thường cảm thấy nặng, mỏi, khó chịu, thậm chí đau nhức.
-
Thường xuyên bị chuột rút, căng cơ vào ban đêm.
-
Nhìn thấy búi tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo ở các bộ phận trên cơ thể. Trong một vài trường hợp sẽ bị đổi màu, kích ứng, loét da.
Người bị suy giãn tĩnh mạch nặng dễ có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Lúc này, các bộ phận trên cơ thể mắc phải sẽ bị sưng phồng nặng đột ngột.
Nguyên nhân gây nên chứng suy giãn tĩnh mạch
Các nguyên nhân khiến bạn bị bệnh suy giãn tĩnh mạch
Một số nguyên nhân gây nên chứng suy giãn tĩnh mạch mà bạn nên tìm hiểu như sau.
-
Tiền sử gia đình bị suy giãn tĩnh mạch.
-
Người bị thừa cân, ít vận động thể dục thể thao.
-
Người hút thuốc nhiều trong thời gian dài.
-
Nhân viên văn phòng đứng hoặc ngồi quá lâu.
-
Phụ nữ có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn so với nam giới. Độ tuổi thường mắc phải bệnh lý này ở độ tuổi từ 30 đến 70.
-
Phụ nữ đang mang thai sẽ có nguy cơ mắc phải suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được hồi phục trong vòng 1 năm sau khi sinh. Phụ nữ mang thai nhiều lần có thể bị suy giãn tĩnh mạch vĩnh viễn.
Các vị trí dễ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch trên cơ thể
Trên cơ thể con người, có khá nhiều vị trí dễ bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, cụ thể chi tiết như sau:
Giãn tĩnh mạch ở chân
Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch ở chân
Suy giãn tĩnh mạch ở chân là tình trạng máu tại hệ thống tĩnh mạch bị ứ đọng lại, không thể di chuyển lên tĩnh mạch chủ và về tim như thông thường. Hiện tượng này sẽ khiến áp lực thủy tĩnh trong lòng tĩnh mạch tăng lên, từ đó bị suy giãn tĩnh mạch. Nếu không được chữa trị kịp thời thì hậu quả để lại vô cùng nguy hiểm.
Giãn tĩnh mạch ở tay
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch ở tay
Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở tay chính là tình trạng các tĩnh mạch bị suy yếu, giãn rộng hơn so với thông thường. Triệu chứng của bệnh đó là tay nổi gân xanh, tím và tập trung nhiều nhất tại phần mu bàn tay và cổ tay trở xuống. Suy giãn tĩnh mạch là nguyên nhân khiến máu từ tĩnh mạch chạy về tim bị suy giảm rõ rệt.
Thực tế, các van mạch máu tại đây hoạt động không ổn định làm cho máu khó lưu thông hơn. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong khi sinh hoạt và làm việc. Người bị giãn tĩnh mạch ở tay nặng còn có cảm giác đau đớn.
Giãn tĩnh mạch ở mặt
Suy giãn tĩnh mạch ở mặt (hay còn được gọi là giãn mao mạch mặt). Người mắc phải bệnh lý này sẽ thấy trên da xuất hiện các mạch máu li ti theo kết cấu mạng nhện hoặc màu xanh, tím, đỏ.
Suy giãn tĩnh mạch ở mặt còn được gọi là giãn mao mạch mặt
Tình trạng này chỉ xảy ra khi các mạch máu nhỏ bị vỡ hoặc giãn nở ra và bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Suy giãn tĩnh mạch ở mặt thường sẽ tập trung nhiều ở hai má, mũi, hai bên thái dương,… Người bị giãn tĩnh mạch ở mặt luôn cảm thấy mất tự ti khi tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele)
Đây là tình trạng giãn của các đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thường tình, có vị trí nằm phía trên tinh hoàn. Hiện tượng này thường tập trung ở tinh hoàn phía bên trái và chiếm tỷ lệ lên đến 90%, 10% còn lại là mắc cả hai bên. Trẻ em dưới 10 tuổi mắc phải bệnh này chỉ khoảng 1%. Tình trạng này chính là nguyên nhân gây nên chứng vô sinh ở nam giới.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh tập trung đến 90% tinh hoàn nằm bên trái
Việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch cần một thời gian dài. Sau khi chữa trị, bệnh này chỉ thuyên giảm chứ không thể triệt để hoàn toàn. Tuy nhiên, chỉ cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp với việc sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh thì bạn không phải lo ngại đến vấn đề nào khác.
Mong rằng với các chia sẻ chi tiết trong bài viết trên đây, bạn đã nắm rõ hơn về các vị trí dễ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch trên cơ thể. Khi mắc phải tình trạng này, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám kỹ càng, tránh các hậu quả không hay về sau này.