Lựa chọn cách chữa giãn tĩnh mạch chân bằng dân gian luôn được nhiều người ưu tiên áp dụng và mang đến hiệu quả cao. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm các chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Cây rau má là cách chữa giãn tĩnh mạch chân bằng dân gian hiệu quả
Cây rau má được xem là một trong các cách chữa giãn tĩnh mạch chân bằng dân gian vô cùng hiệu quả. Theo Y học cổ truyền, rau má có vị ngọt, tính bình có khả năng thanh nhiệt, dưỡng âm. Bên cạnh đó, loại cây này còn giàu hàm lượng vitamin, saponin, các nguyên tố vi lượng khác. Tất cả những thành phần này đều có khả năng khắc phục vi tuần hoàn ở tĩnh mạch, mao mạch và tăng tính co giãn ở mạch máu.
Cây rau má giúp chữa giãn tĩnh mạch ở chân
Với rau má, bạn có thể ăn sống, luộc hoặc nấu canh. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng rau má để chữa giãn tĩnh mạch chân với phụ nữ mang thai, cho con bú. Đồng thời, người mắc bệnh gan, tiêu hóa kém, đái tháo đường,… chỉ nên sử dụng 40g rau má/ngày.
Dầu ô liu
Sử dụng dầu ô liu giúp làm tăng tuần hoàn máu có lợi cho tĩnh mạch. Việc dùng dầu ô liu để xoa bóp mỗi ngày chính là cách giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó, giảm tình trạng sưng đau nhức chân. Bạn chỉ cần trộn dầu ô liu và vitamin E theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, massage hỗn hợp này lên các tĩnh mạch 2 lần/ngày.
Tỏi
Tỏi được biết đến là thực phẩm giúp giảm viêm, hạn chế các triệu chứng gây ra của bệnh giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, tỏi còn giúp loại bỏ các chất độc hại ở mạch máu, cải thiện việc lưu thông trở nên tốt hơn.
Để thực hiện cách chữa giãn tĩnh mạch này, bạn cần chuẩn bị 6 tép tỏi đã thái mỏng rồi đặt vào 1 chai thủy tinh, vắt thêm 3 quả cam vào chai, thêm 2 thìa canh dầu ô liu, trộn đều. Sau đó, để hỗn hợp này trong vòng 12 ngày.
Sau thời gian kể trên, bạn sử dụng dung dịch này để massage tĩnh mạch trong 15 phút rồi dùng miếng bông để thấm dung dịch rồi bó vào chỗ tĩnh mạch đang bị sưng. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ có hiệu quả tốt.
Sử dụng ớt sừng đỏ để chữa giãn tĩnh mạch chân
Nhắc đến cách chữa giãn tĩnh mạch chân bằng dân gian hiệu quả chắc chắn không thể bỏ qua ớt sừng đỏ. Hàm lượng vitamin C, bioflavonoid cao có khả năng làm tăng lưu lượng máu, giảm đau do tắc nghẽn và tĩnh mạch bớt sưng.
Sử dụng ớt sừng đỏ để chữa giãn tĩnh mạch chân
Để thực hiện cách chữa giãn tĩnh mạch này, bạn chỉ cần cho 1 muỗng cà phê ớt sừng đỏ vào ly nước nóng. Sử dụng hỗn hợp này 3 lần/ngày trong 1-2 tháng. Cách làm này không áp dụng cho người bị dạ dày, hệ tiêu hóa kém và kích ứng với ớt sừng đỏ.
Giấm táo
Trong các cách chữa giãn tĩnh mạch dân gian, giấm táo luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu. Bạn chỉ cần thoa giấm táo lên da tại chỗ bị giãn tĩnh mạch 2 lần/ngày. Sau 1 tháng, bạn sẽ cảm thấy kinh ngạc trước sự thay đổi của đôi chân.
Hoa cúc vạn thọ
Được biết đến là loại hoa giàu vitamin C, Flavonoid, hoa cúc vạn thọ giúp thúc đẩy việc lưu thông máu trở nên tốt hơn. Bạn chỉ cần đun 5-6 hoa cúc vạn thọ trong 500ml nước trong 5 phút. Khi nước còn ấm, bạn dùng miếng vải bông để nhúng dung dịch rồi đặt lên trên chỗ sưng trong 5 phút. Bạn cần thực hiện việc này nhiều lần trong ngày.
Nha đam
Nha đam giàu axit gibberellic, salicylic và hợp chất glucomannan giúp chữa giãn tĩnh mạch
Nha đam rất giàu axit gibberellic, salicylic và hợp chất glucomannan được biết đến với khả năng chống viêm, giảm sưng đỏ và đau nhức nhanh chóng. Lấy phần thịt nha đam bôi trực tiếp lên vùng da bị sưng trong 20 phút, thực hiện 2 lần/ngày để nhanh chóng thấy được hiệu quả.
Dùng gừng để chữa giãn tĩnh mạch chân
Trong dân gian, người ta thường sử dụng gừng để chữa giãn tĩnh mạch chân. Gừng có vị ấm nóng giúp hòa tan Fibrin – đây là chất gây hại làm đông máu, gây ra chứng xơ cứng động mạch máu. Gừng sau khi đem giã nhuyễn thì đun sôi, sau đó, sử dụng khăn thấm và thoa nhẹ nhàng lên vùng da chân đang bị giãn tĩnh mạch. Hoặc bạn có thể đun ấm nước gừng để uống mỗi ngày cũng mang đến hiệu quả tương tự.
Cây diếp cá
Theo Đông Y, rau diếp cá có tính thanh độc, giải nhiệt, lợi tiểu, sát trùng. Loại cây này có khả năng chữa trị được nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có suy giãn tĩnh mạch chân. Hàm lượng Flavonoid trong loại cây này rất cao giúp tăng sức bền của thành mạch, giảm sức ép lên động mạch và thu nhỏ kích cỡ tĩnh mạch bị giãn ở chân.
Hàm lượng Flavonoid trong cây diếp cao giúp tăng sức bền của thành mạch
Để thực hiện cách chữa giãn tĩnh mạch chân bằng cây diếp cá, bạn cần xay 125g diếp cá với 500ml nước. Sau đó, lọc qua rây rồi uống ngay sau đó. Với nhiều người, mùi diếp cá sẽ có vị tanh, bạn có thể thêm thìa đường để dễ uống hơn.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng dân gian sẽ không cho bạn kết quả ngay lập tức mà cần thời gian lâu dài để thấy được. Trong thời gian chữa trị, bạn cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, vận động thường xuyên để cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.