Chụp CT là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến trong y học hiện đại. Vậy chụp CT có hại không và làm sao để hạn chế ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây.
Nội dung chính:
1. Chụp CT là gì?
Chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được thực hiện bằng cách dùng tia X với số lượng cực lớn để chiếu lên vị trí tổn thương của cơ thể theo phương pháp cắt ngang. Sau đó, bác sĩ sẽ kết hợp với việc xử lý hình ảnh và thông số của máy vi tính để tạo ra một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cơ thể cần kiểm tra.
Kỹ thuật chụp CT
Chụp CT có hại không?
Nhìn chung, chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn với sức khỏe và có tính chính xác cao. Toàn bộ quá trình thực ít khi để xảy ra các yếu tố rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, quá trình chụp CT sẽ chiếu trực tiếp tia phóng xạ lên cơ thể.
Do đó kỹ thuật này cũng sẽ gây ra những tác động nhất định và không phù hợp với một số đối tượng, cụ thể:
-
Không áp dụng kỹ thuật chụp CT với phụ nữ mang thai vì chất phóng xạ có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Đồng thời gây nên những tai biến không mong muốn cho thai phụ, chẳng hạn như: Sinh non, sảy thai, lưu thai,…
-
Hạn chế áp dụng kỹ thuật chụp CT với trẻ nhỏ nếu không thực sự cần thiết.
-
Chụp CT với người bình thường có thể gặp phải một số tác dụng phụ nữ: Tức ngực, tụt huyết áp, khó thở, hoa mắt, chóng mặt,…
Các kỹ thuật chụp CT phổ biến
Hiện nay, phương pháp chụp CT được thực hiện để kiểm tra các bộ phận sau:
1.1 Chụp CT ở cột sống
Chụp CT ở cột sống là sử dụng tia X để quét lên vùng cột sống của người bệnh. Bác sĩ sẽ nhìn thấy được một phần cắt ngang của vùng thắt lưng thông qua quá trình chiếu chụp. Từ đó xác định các tổn thương mà người bệnh đang gặp phải.
1.2 Chụp CT vùng đầu
Chụp CT vùng đầu là việc sử dụng tia X để kiểm tra, đánh giá tình trạng ở vùng đầu của người bệnh. Các bác sĩ sẽ chiếu tia X di chuyển qua lại xung quanh vùng đầu người bệnh để thu về hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều. Từ hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ kết luận tình trạng sức khỏe vùng đầu của bạn.
1.3 Chụp CT kiểm tra phổi
Chụp CT phổi nhằm thu về hình ảnh mô tả 2 lá phổi của người bệnh. Dựa vào các thông số, hình ảnh có được để bác sĩ kết luận tình trạng sức khỏe ở 2 lá phổi của người kiểm tra. Nếu phát hiện tổn thương ở phổi sẽ tư vấn cho người bệnh cách điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.
1.4 Chụp CT ở ổ bụng
Chụp CT vùng ổ bụng là việc chiếu tia X lên vùng bụng trong khoảng 1 -3 phút. Máy tính sẽ thu lại các hình ảnh chụp được khi chiếu tia X lên vùng bụng. Hình ảnh thu được là cơ sở vững chắc để bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh.
1.5 Chụp CT ở tim
Chụp CT tim là kỹ thuật chiếu tia X lên vị trí tim để thu về hình ảnh mô phỏng của quả tim và các tổn thương nếu có. Phương pháp giúp bác sĩ kết luận được người chụp có mắc bệnh lý gì về tim mạch hay không.
Chụp CT tim
1.6 Chụp CT ở gan
Chụp CT gan là kỹ thuật chiếu tia X lên gan và các vùng xung quanh để thu thập các thông tin chi tiết về gan và các tế bào viêm nhiễm nếu có. Kỹ thuật chẩn đoán mang lại kết quả chính xác hơn so với chụp X- quang gấp nhiều lần. Nhờ vậy bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định người bệnh điều trị với phác đồ chuẩn xác, hiệu quả hơn.
Chụp CT là gì? Và chụp CT có hại không? đã được chia sẻ trong bài viết. Hy vọng đã cung cấp đến mọi người thêm những kiến thức hữu ích để lựa chọn giải pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp nhất.