Trong y học hiện đại, chụp MRI đang được áp dụng phổ biến bởi nhiều lợi ích thiết thực. Tuy nhiên thắc mắc chụp MRI có hại không được nhiều người đặc biệt quan tâm. Để có được hình ảnh chuẩn xác, thiết bị đã sử dụng công nghệ và ánh sáng nào đó tác động trực tiếp vào các mô trong cơ thể. Chính vì thế bệnh nhân tỏ ra khá lo lắng cho sức khỏe của mình sau khi chụp.
Chụp MRI có hại không được nhiều người quan tâm
Nội dung chính:
Chụp MRI là gì?
Chụp MRI còn được biết đến với tên gọi khác là chụp cộng hưởng từ. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong y học hàng đầu thế giới hiện nay. Với việc áp dụng công nghệ cao cho kết quả chính xác tuyệt đối, chụp MRI có thể thực hiện tại nhiều vị trí khác nhau nằm trên cơ thể của chúng ta. Kết quả ảnh chụp từ phương pháp này ý nghĩa to lớn cho việc tìm bệnh và chữa trị.
Nguyên lý chụp MRI như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của chụp cộng hưởng từ MRI là điều khiển hoạt động điện từ bằng các xung có tần số vô tuyến. Qua đó bức xạ năng lượng vào những hạt nhân nguyên tử Hydro (thành phần của mô cơ thể). Cuối cùng hình ảnh sẽ được thu nhận và xử lý với chất lượng rõ nét nhất, độ phân giải cao và có thể tạo thành ảnh 3D.
Chụp MRI có cho hình ảnh chẩn đoán chi tiết
Chụp MRI có hại không?
Bản chất của chụp MRI là không sử dụng tới các tia phóng xạ như chụp X – quang. Nó chỉ đơn giản là sóng radio và từ trường gần gũi xung quanh ta. Chính vì thế bệnh nhân sẽ không bị nhiễm xạ nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Kể cả với phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ và người già đều có thể yên tâm chụp chiếu.
Quá trình chụp cộng hưởng từ sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 12 đến 15 phút. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ được nằm thoải mái với tư thế chỉ định. Máy chụp gần như không gây ra các tác động vật lý hay đau đớn nào cả. Mặt khác máy chụp vận hành khá êm ái và dễ chịu có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều bệnh nhân.
Một số trường hợp cần lưu ý khi chụp MRI
Từ khi chụp MRI được ứng dụng trong y học đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị ảnh hưởng sức khỏe cả. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cảnh báo với phụ nữ có thai cần hạn chế sử dụng phương pháp này. Từ trường và tiếng ồn của chụp cộng hưởng từ có thể tác động tới thính giác của nhai nhi.
Điểm đáng chú ý là từ trường của cộng hưởng từ có tác động tới các vật làm bằng kim loại. Vì thế, bệnh nhân muốn sử dụng phương pháp này cần tháo bỏ các vật kim loại. Ví dụ tháo nhẫn, vòng cổ, răng giả, đồng hồ, chìa khóa, ví tiền…. Trường hợp bạn đang mang trong người các dụng cụ y tế kim loại như vòng tránh thai, máy trợ thính, van tim nhân tạo… cần khai báo y tế để tìm biện pháp khám chữa bệnh phù hợp.
Chụp MRI còn tác động tới các hình xăm gây bỏng rát da. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc đối quang từ tĩnh mạch trước khi chụp chiếu. Thuốc này có thành phần gây hại cho thận nên những người đang mắc các bệnh lý về thận cần cẩn trọng. Khai báo rõ tình trạng của mình với bác sĩ là cần thiết để quá trình thăm khám diễn ra đơn giản hơn.
Một số trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng khi chụp cộng hưởng từ
Kết luận
Qua bài viết trên có thể thấy câu trả lời cho chụp MRI có hại không rất đa dạng. Nó phụ thuộc tình trạng của bệnh nhân như có bầu hay không, trên người có thiết bị kim loại nào, có hình xăm trên người không…. Tuy nhiên các bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận để bệnh nhân có thể chụp cộng hưởng từ an toàn nhất.