Chụp X quang là một trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng trong y học hiện đại. Để biết chụp X quang là gì? Và chụp X quang có hại không? mọi người hãy cùng theo dõi nội dung sau đây.
Nội dung chính:
Chụp X quang là gì?
Chụp X quang là một trong các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại. Kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán một số bệnh lý như: Gãy xương, viêm phổi, tim mạch, thần kinh, viêm khớp, hệ cơ xương khớp và các bệnh lý về đường tiêu hóa,…
Sự ra đời của tia X được sử dụng để chụp X quang đã đem đến những bước tiến vượt bậc trong y học trong việc chẩn đoán hình ảnh của các bộ phận trong cơ thể. Từ hình ảnh thu thập được một cách chi tiết và rõ nét, việc chẩn đoán bệnh lý đã trở nên chính xác với độ tin cậy cao hơn. Nhờ vậy, việc đưa ra phác đồ điều trị cũng chuẩn xác và hiệu quả hơn cho từng trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, tia X được biết là một loại tia bức xạ là một dạng của sóng điện từ. Do đó, chụp X quang có hại không là chủ đề được rất nhiều người quan tâm.

Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến
Chụp X quang có hại không?
Tia X quang có thể dễ dàng đi xuyên qua các mô mềm và chất lỏng trong cơ thể nên có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu lạm dụng việc chụp X quang với cường độ mạnh sẽ làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý của mỗi người. Trong trường hợp nghiêm trọng, chụp X quang thậm chí có thể gây tử vong.
Giải đáp về câu hỏi “chụp X quang có hại không?” các bác sĩ chuyên khoa cho biết thêm rằng, tủy xương, bộ phận sinh dục, da và tuyến giáp là các bộ phận bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi chụp X quang. Nếu chụp X quang liên tục với tần suất thường xuyên có thể dẫn đến nguy cơ bỏng da, rụng tóc, ung thư, thậm chí là gây tử vong.
Do đó, hiện nay, Bộ y tế đã đưa ra những quy định về tiêu chuẩn an toàn trong việc chẩn đoán hình ảnh bằng tia X quang. Phương pháp cần được thực hiện trong điều kiện an toàn, thiết bị y tế và phòng chụp phải đạt chất lượng, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
Về cơ bản, chụp X quang sẽ không gây hại cho sức khỏe nếu áp dụng đúng cách. Thông thường, tần suất chụp X quang hợp lý nhất là từ 5 – 7 năm/ lần. Nếu bắt buộc phải chụp X quang với tần suất gần hơn thì các bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý đi chụp hoặc lạm dụng kỹ thuật khi chưa thực sự cần thiết.
Chụp X quang với phụ nữ mang thai có sao không?
Như đã thông tin ở trên, chụp X quang có thể dẫn đến những tác động tiêu cực nhất định cho sức khỏe. Do đó, chị em phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai không nên chụp X quang nếu không thực sự cần thiết. Trong trường hợp bắt buộc, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mình.
Hạn chế chụp X quang với phụ nữ mang thai
Trẻ em chụp X quang có hại không?
Trong một số trường hợp cần thiết, trẻ nhỏ cũng có thể được bác sĩ yêu cầu chụp X quang để chẩn đoán hình ảnh bệnh lý. Tuy nhiên, việc áp dụng kỹ thuật chỉ nên được thực hiện nếu có sự chỉ định của bác sĩ. Trong các trường hợp khác, mọi người không nên sử dụng phương pháp này cho trẻ nhỏ để hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn.
“Chụp X quang có hại không?” đã được làm rõ trong nội dung bài viết. Hy vọng đã chia sẻ đến mọi người thêm nhiều tin tức hữu ích để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.