Giãn tĩnh mạch là một trong những bệnh lý phổ biến thường gặp ở phụ nữ. Loại bệnh này không chỉ làm mất thẩm mỹ bên ngoài mà còn gây nên nhiều triệu chứng như đau nhức, sưng phù,… Vậy giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch là do đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu khái niệm giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây bệnh là do đâu?
Nội dung chính:
Giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch hay còn gọi với tên tiếng anh là Varicose Veins. Đây là tình trạng các tĩnh mạch trên cơ thể bị phình to, sưng tấy. Tất cả các tĩnh mạch đều có thể bị giãn, tuy nhiên tĩnh mạch ở chân và bàn chân vẫn là loại phổ biến nhất. Bởi chân của chúng ta phải chịu trọng lượng cơ thể lớn, khi di chuyển và đứng thẳng sẽ gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở phần dưới thấp.
Đối với tình trạng giãn tĩnh mạch nhẹ thì chỉ gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên với một số trường hợp nặng sẽ tạo cảm giác đau đớn làm ảnh hưởng đến việc vận động, di chuyển.
Giãn tĩnh mạch là báo hiệu tuần hoàn máu trong cơ thể đang gặp vấn đề. Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện tình trạng này cần kiểm tra ngay để có phương pháp điều trị sớm nhất.
Bệnh giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch trên cơ thể bị phình to, sưng tấy.
Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng chủ yếu vẫn là do:
Do tuổi tác
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bởi khi con người già đi, sự đàn hồi của tĩnh mạch sẽ suy giảm khiến chúng bị căng ra. Các van tĩnh mạch bắt đầu yếu dần khiến cho máu đáng lẽ sẽ chảy về tim nhưng lại phải quay ngược lại. Từ đó, máu bị ứ đọng ở tĩnh mạch khiến tĩnh mạch to lên và bị giãn ra. Và do không có oxy khi tuần hoàn qua phổi nên các mạch máu sẽ dần hóa xanh.
Do mang thai
Chị em phụ nữ khi mang thai thường mắc phải bệnh lý giãn tĩnh mạch, đặc biệt là phần chi dưới. Bởi lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên trong thời kỳ thai sản nhưng lại làm giảm sự vận chuyển máu từ chi dưới về khung chậu. Sự thay đổi này giúp thai nhi phát triển nhưng lại làm cho tĩnh mạch chi dưới to ra.
Mang thai là một trong những nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch.
Bệnh giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu hoặc cuối của thai kỳ. Vì khi bào thai phát triển sẽ gây gia tăng áp lực lên tĩnh mạch phần chi dưới. Đồng thời, việc thay đổi hormone trong quá trình mang thai cũng làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến tĩnh mạch. Tuy nhiên, bệnh giãn tĩnh mạch do mang thai không gây nguy hiểm và có thể cải thiện, không cần điều trị sau sinh.
Xem thêm: Mắc bệnh giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?
Do giới tính
Theo các chuyên gia, bệnh tĩnh mạch thường xuất hiện ở nữ giới hơn là ở nam giới. Đặc biệt là khi mang thai, tiền mãn kinh hay mãn kinh khiến hormone thay đổi. Từ đó làm giãn các thành tĩnh mạch gây sưng tấy.
Do di truyền
Nếu gia đình bạn có thành viên bị giãn tĩnh mạch thì rất có thể bạn cũng sẽ mắc bệnh. Vì bệnh lý này có tính di truyền.
Do cân nặng
Ở người béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch cao hơn so với người bình thường. Do trong lượng cơ thể lớn khiến chân phải chịu một lực dồn ép từ trên xuống làm tĩnh mạch suy giãn.
Béo phì khiến tĩnh mạch suy giãn.
Do ngành nghề
Ngành nghề làm việc cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch. Đối với những nghề cần phải đứng lâu, ngồi nhiều hay mang vác vật nặng,… thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn so với các ngành nghề khác.
Do thói quen ăn uống
Chế độ ăn uống thiếu khoa học là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thường xuyên ăn đồ chứa nhiều chất béo, ăn mặn, sử dụng đồ kích thích (như rượu, bia,…) sẽ gây tác động đến van và thành tĩnh mạch.
Phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch
Ông bà xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, khi chúng ta đã biết rõ các nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch thì cần có biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Dưới đây là một số biện pháp mọi người có thể áp dụng:
-
Tập luyện thể dục thể thao: Thói quen luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch mà còn phòng được rất nhiều bệnh khác nhau. Thể dục đúng cách, đều đặn giúp mạch máu lưu thông, tuần hoàn tốt nhất. Tuy nhiên, không nên vận động quá sức vì khi tập luyện nặng sẽ làm phình giãn mạch máu.
-
Hạn chế lối sống tĩnh: Lười vận động là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu công việc bắt buộc phải ngồi hoặc đứng lâu thì hãy thay đổi tư thế sau một khoảng thời gian.
-
Kiểm soát cân nặng, ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống lành mạnh cùng cân nặng lý tưởng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết, không sử dụng thức ăn dầu mỡ để tăng cường sức bền cho thành mạch.
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học giúp tăng cường sức bền cho thành mạch
Bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc khái niệm giãn tĩnh mạch là gì cũng như nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại bệnh này để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.