Giãn tĩnh mạch là một trong những căn bệnh phổ thường xuất hiện ở nhiều người già. Tuy nhiên, căn bệnh này hiện nay cũng dần bị trẻ hóa. Nhiều người cũng thường thắc mắc rằng: Giãn tĩnh mạch nên tập gì? Những vận động giúp điều trị bệnh hiệu quả là gì? Đó cũng chính là chủ đề mà Giãn Tĩnh Mạch muốn giới thiệu đến bạn đọc trong bài viết này, hãy cùng đón xem ngay nhé!
Nội dung chính:
1. Bệnh giãn tĩnh mạch là gì? Ai thường mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch?
Bệnh giãn tĩnh mạch được gọi với cái tên đầy đủ là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính. Biểu hiện của bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường là các tĩnh mạch sẽ phình to và nổi lên gần bề mặt da.
Bệnh giãn tĩnh mạch là gì? Ai thường mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch?
Tĩnh mạch được biết đến là bộ phận mang máu đi nuôi cơ thể, máu được truyền lần lượt đến các mô và tế bào, rồi trở lại tim và phổi.
Vậy, đối tượng nào thường dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch nhất?
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, giãn tĩnh mạch là căn bệnh mắc phổ biến ở người lớn. Ước tính rằng cứ 100 người lớn thì sẽ có trung bình 30 người mắc căn bệnh này.
Một số đối tượng khác cũng có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch với tỷ lệ cao hơn, đó là:
-
Phụ nữ
-
Người già
-
Người bị thừa cân
-
Những người thường xuyên phải đứng nhiều, trong một thời gian dài
Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở phần chi dưới, được gọi với tên khoa học là suy giãn tĩnh mạch chân.
2. Những triệu chứng thường gặp của bệnh giãn tĩnh mạch
Những triệu chứng thường gặp của bệnh giãn tĩnh mạch
Dưới đây là những dấu hiệu, triệu chứng cụ thể của người bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch:
-
Biểu hiện ngoài da: Tĩnh mạch nổi màu xanh, phình to lên trên bề mặt da. Vị trí nổi thường phổ biến ở dọc đùi, đầu gối hoặc mắt cá chân.
-
Thường cảm thấy bị đau nhức hoặc nặng nề ở chân. Điều này thường thể hiện rõ khi ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài.
-
Da chỗ nổi tĩnh mạch thường bị khô hoặc ngứa. Vùng da chỗ đó cũng thường mỏng hơn so với những chỗ khác. Chúng cũng dễ bị thay đổi màu da, lở loét hoặc nhiễm trùng.
…
Trên đây là một số những dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh giãn tĩnh mạch. Nếu bạn còn chưa chắc chắn hay nghi ngờ về một số triệu chứng mình gặp phải, lời khuyên là hãy đến thăm khám trực tiếp tại bệnh viện nhé!
3. Người bị bệnh giãn tĩnh mạch có nên vận động, tập thể dục không?
Người bị bệnh giãn tĩnh mạch có nên vận động, tập thể dục không?
Đây là một trong những câu hỏi phổ biến của phần đa những người mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Theo nhiều nghiên cứu từ chuyên gia, bạn hoàn toàn có thể vận động, tập những bài tập nhẹ nhàng, sao cho phù hợp nhất với tình trạng bệnh.
Nếu vận động điều độ, bạn có thể cải thiện được tình trạng bệnh và biến những triệu chứng trở nên nhẹ nhàng hơn đấy.
Cùng theo dõi tiếp bài viết bên dưới nhé, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn về những bài tập cụ thể.
4. Top 6 bài tập ở tư thế ngồi trên ghế giúp cải thiện triệu chứng cho người bị giãn tĩnh mạch
Hiện nay, có rất nhiều những bài tập thể dục, vận động dành cho người bị bệnh giãn tĩnh mạch. Bên dưới đây là top bài tập ở tư thế ngồi trên ghế mà chúng tôi tổng hợp được, mời bạn đọc cùng đón xem nhé!
– Nâng cẳng chân
Bài tập nâng cẳng chân
Ngồi lên ghế sao cho lưng thẳng, chân song song với ghế. Lần lượt tiến hành nâng chân phải, chân trái mỗi bên 10 lần. Bài tập này nên tập trong khoảng thời gian là 5 phút.
– Nhón chân
Bài tập nhón chân
Thực hiện động tác như hình bên dưới, mỗi bên nhón chân 10 lần. Cuối cùng thực hiện nhón đồng thời cả 2 chân đồng thời cũng một lúc, lặp đi lặp lại 10 lần liên tục.
– Gập và uốn cong bàn chân
Bài tập gập và uốn cong bàn chân
Ngồi thắng tựa lưng lên ghế, chân trái đặt song song với chân ghế. Chân còn lại duỗi thẳng như hình, gập và uốn cong liên tục. Thực hiện lặp đi lặp lại 10 lần rồi làm tương tự với bên chân còn lại.
– Xoay cổ chân
Bài tập Xoay cổ chân
Bắt đầu trước với bàn chân trái, tiến hành xoay cổ bàn chân hướng phải 5 lần, tiếp tục xoay sang hướng trái 5 lần. Tiến hành tập tương tự đối với bàn chân phải.
Cuối cùng, thực hiện xoay đồng thời cả 2 chân cùng lúc, thực hiện lặp lại 5 lần. Lưu ý là xoay đều theo hướng khác nhau.
– Di chuyển 2 chân lên xuống
Thực hiện động tác y như hình, lặp lại khoảng 20 lần.
Bài tập Di chuyển 2 chân lên xuống
Lưu ý: Mũi chân sau cần phải chạm đất, chân trước thì lên gót.
– Nâng chân lên và đạp ra xa
Nâng chân lên và đạp ra xa
Động tác cuối cùng trong bộ bài tập ở tư thế ngồi ghế này có tên là nâng chân lên và đạp ra xa. Các bước thực hiện như sau:
-
Bước 1: Ngồi ghế lưng thẳng, hai chân đặt song song với chân ghế
-
Bước 2: Nâng chân phải lên, rồi gập bài chân lại
-
Bước 3: Tiến hành nâng gối lên
-
Bước 4: Cuối cùng, duỗi thẳng chân ra
Lưu ý: Mỗi chân nên thực hiện khoảng 10 lần.
Trên đây GIATIMAC.VN vừa giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cơ bản, tổng quan nhất về chủ đề: Giãn tĩnh mạch nên tập gì? Những vận động giúp điều trị bệnh hiệu quả là gì? Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết, tin tức hay ở nhiều lĩnh vực đa dạng, hấp dẫn khác trên website của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm: