Bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về căn bệnh này.
Vài nét về bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Có thể bạn chưa biết, bệnh suy giãn tĩnh mạch bắt nguồn từ suy van tĩnh mạch. Thuật ngữ này dùng để chỉ sự suy giảm chức năng trong việc đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch vùng chân. Được biết, suy giãn tĩnh mạch ngày càng trở nên phổ biến và trong đó phụ nữ mắc bệnh này chiếm tới 70%. Ở nhiều quốc gia, khoảng 10% dân số bị suy giãn tĩnh mạch, nhất là các đối tượng làm việc trong điều kiện ít vận động, đứng lâu, ngồi nhiều… Tuy suy giãn tĩnh mạch không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh nhưng lại làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Chân lở loét do suy giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể biểu hiện ra ngoài thành các triệu chứng có thể nhận thấy ngoại trừ một số trường hợp. Tùy vị trí tổn thương (suy giãn tĩnh mạch nông hay sâu) cũng như mức độ nặng, nhẹ của bệnh, các triệu chứng biểu hiện khác nhau nên chúng ta không nên bỏ qua.
Thứ nhất, đau, nhức mỏi chân. Đây là biểu hiện sễ nhận thấy khi phải đứng lâu hay ngồi nhiều. Bên cạnh đó, có cảm giác tê chân, chuột rút…
Thứ hai, phù chân. Triệu chứng này thường xuất hiện ở vùng mắt cá chân, bàn chân. Khi chưa biểu hiện rõ nét, có thể người bệnh chỉ cảm thấy giày dép chật hơn bình thường.
Thứ ba, nổi gân xanh. Tĩnh mạch có thể nổi những gân màu xanh hoặc màu tím đỏ lớn nhỏ khác nhau, thậm chí nổi to ngoằn ngoèo.
Thứ tư, khi suy giãn tĩnh mạch ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến các biến chứng như viêm loét, nhiễm trùng khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Nếu chữa trị không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi lại thậm chí có thể tử vong.
Vậy bệnh suy giãn tĩnh mạch là do đâu?
Được biết, bệnh suy giãn tĩnh mạch đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, bệnh này có liên quan đến một số yếu tố có nguy cơ dẫn suy van tĩnh mạch do tổn thương chức năng van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Thứ nhất, suy giãn tĩnh mạch do ảnh hưởng của tuổi tác, dẫn đến thoái hóa. Thứ hai, do quá trình vận động cũng như làm việc quá sức. Thứ ba, chế độ ăn uống cũng là một trong các yếu tố dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Do vậy, để phòng bệnh, chúng ta không nên đứng hoặc ngồi quá lâu ở một chỗ; giữ trọng lượng cơ thể ổn định, tránh béo phì; tích cực tập thể dục thể thao như bơi lội, đạp xe…; đồng thời duy trì khẩu phần ăn hợp lý, bổ sung thêm vitamin và chất xơ.
Mời bạn bình luận hoặc đặt câu hỏi
Có 0 bình luận