Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch được phân chia thành các cấp độ khác nhau, từ giai đoạn giãn nhánh mạch máu nhỏ li ti đến xuất hiện các mạch máu ngoằn ngoèo dưới da và da bị lỏe loét nặng. Tham khảo hình ảnh các cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nội dung chính:
Cẩn trọng khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch biểu hiện từ nhiều giai đoạn khác nhau, cụ thể: Giãn nhánh mạch máu nhỏ li ti dưới da, các mạch máu nổi rõ có thể quan sát bằng mắt thường, vùng da bị nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí, bệnh lý này còn là nguyên nhân gây ra các cục máu đông trong tĩnh mạch, theo dòng máu sẽ chảy về tim phải. Từ đó, người bệnh dễ mắc chứng tắc động mạch phổi, hoặc đột tử.
Cẩn trọng khi mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch
Những người bị bệnh này cần có cách điều trị phù hợp, ngăn chặn các biến chứng không mong muốn hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh việc thăm khám, sử dụng vớ chuyên dụng khắc phục suy giãn tĩnh mạch thì bạn cũng cần phải xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, vận động nhẹ nhàng.
Hình ảnh các cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Thực tế, việc xác định các cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện nay, bệnh này được phân thành 7 cấp độ chính (từ cấp độ 0-6). Trong đó, 7 cấp độ này lại được chia thành 3 giai đoạn khác nhau đó là giai đoạn đầu, giai đoạn tiến triển và giai đoạn cuối.
Cấp độ suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch được phân thành 2 cấp độ là 0 và 1 đó là:
Hình ảnh cấp độ suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu
-
Cấp độ 0: Các tĩnh mạch bắt đầu có dấu hiệu suy yếu nhưng không có biểu hiện lâm sàng cụ thể. Trong thời gian bị bệnh, bạn có thể phát hiện thông qua việc xét nghiệm cận lâm sàng hoặc kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
-
Cấp độ 1: Các tĩnh mạch bắt đầu giãn ra với kích thước 1mm, tập trung nhiều ở vùng đùi, mắt cá trong, bắp chân,… Bệnh lúc này sẽ có biểu hiện ngứa, đau chân, mỏi chân, dễ bị chuột rút,… Tuy nhiên, những dấu hiệu này khá mờ nhạt nên một số người sẽ không chú ý.
Cấp độ suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn tiến triển
Giai đoạn bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển sẽ được phân thành 3 cấp độ là 2, 3, 4.
Hình ảnh cấp độ suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn tiến triển
-
Cấp độ 2: Các tĩnh mạch bắt đầu suy giãn với kích thước khoảng 3mm. Lúc này, bệnh đã thể hiện khá rõ ràng và đi kèm các triệu chứng như nặng chân, tê bì, các tĩnh mạch xanh tím nổi rõ ở dưới da.
-
Cấp độ 3: Vùng da bị suy giãn tĩnh mạch đã bắt đầu có tình trạng sưng to vào mỗi chiều tối. Bệnh nhân thường sẽ bị sưng phù chân ở bắp chân, bàn chân, các bộ phận khác chưa có dấu hiệu thể hiện rõ ràng.
-
Cấp độ 4: Vào giai đoạn này, máu đã bị ứ đọng quá lâu nên vùng da bị suy giãn tĩnh mạch sẽ trở nên sậm màu, chân bị phù và sừng hóa. Khi sử dụng ngón tay để ấn vào vùng da bị suy giãn tĩnh mạch sẽ tạo nên các vết lõm cực kỳ mất thẩm mỹ.
Cấp độ suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn cuối
Đây được xem là giai đoạn nghiêm trọng nhất của chứng suy giãn tĩnh mạch, cụ thể như sau:
Hình ảnh cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch giai đoạn cuối
-
Cấp độ 5: Tĩnh mạch ở dưới da sẽ nổi chằng chịt, có dấu hiệu lở loét khó chịu.
-
Cấp độ 6: Giai đoạn này sẽ da sẽ xuất hiện nhiều vết loét hơn, các vết loét thường bị rất sâu và khó lành.
Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch theo từng cấp độ
Việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch phụ thuộc vào từng cấp độ của người bệnh, cụ thể chi tiết dưới đây.
Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch thế nào là đúng nhất
Suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu
Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này nhìn chung khá đơn giản. Lúc này, bệnh nhân không cần sử dụng thuốc mà chỉ nên thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống và thường xuyên luyện tập. thể thao.
Suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn tiến triển
Trong giai đoạn này, người bệnh cần sử dụng thuốc để điều trị giúp giảm nhẹ các triệu chứng và không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Lưu ý, bạn không được tự ý sử dụng thuốc nếu không muốn gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm. Đồng thời, bệnh nhân cũng phải xây dựng chế độ sống lành mạnh trong giai đoạn này.
Suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn cuối
Việc điều trị bằng các phương pháp không mang đến hiệu quả cao, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để giảm thiểu các cơn đau gây ra. Nếu không giải quyết được tận gốc rễ nguyên nhân của bệnh lý này, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát vùng tĩnh mạch khác. Chính vì thế, bệnh nhân cần phải có các phương pháp phòng ngừa bệnh, ăn uống sinh hoạt hợp lý suốt đời.
Hy vọng với các chia sẻ trên đây, bạn đã nắm rõ được hình ảnh các cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Với những người bị suy giãn tĩnh mạch nặng, nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn, chẩn đoán thích hợp nhất.