Mắc bệnh giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?

Posted on Cẩm Nang Chữa Bệnh 84 lượt xem

Bạn có biết, có đến 60% mẹ bầu mắc bệnh giãn tĩnh mạch trong thời gian thai kỳ. Tình trạng này sẽ khiến các tĩnh mạch bị giãn, nổi lên gân xanh hoặc tím và có thể nằm nông hoặc nổi dưới da. Vậy suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai hay không là điều được nhiều người quan tâm. 

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý gây ra do máu ở tĩnh mạch không chảy theo một đường mà bị trào ngược. Từ đó, gây nên tình trạng ứ đọng ngoại vi dẫn đến biến đổi về huyết động. Lúc này, các mô tổ chức ở xung quanh sẽ bị thay đổi, tạo nên các triệu chứng như nhức mỏi chân, chân bị phù nề và xuất hiện tình trạng chuột rút nhiều vào ban đêm.

Mắc bệnh giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý xuất hiện nhiều ở phụ nữ đang mang thai 

Bệnh giãn tĩnh mạch xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất vẫn ở chân. Do bộ phận này có nhiều hệ thống tĩnh mạch phức tạp, chịu khá nhiều tác động của trọng lực trong khi cơ thể di chuyển. Bệnh này xảy ra với nhiều đối tượng, trong đó, nhiều nhất vẫn là phụ nữ đang mang thai.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị bệnh giãn tĩnh mạch? 

Mắc bệnh giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ tăng cân quá nhanh trong thời gian mang thai gia tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch 

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên bệnh giãn tĩnh mạch ở phụ nữ đang mang thai, cụ thể chi tiết như sau.

  • Thay đổi nội tiết tố: Trong quá trình mang thai, hormone sinh dục nữ progesterone tăng lên khiến tĩnh mạch bị giãn và sưng.

  • Thai nhi phát triển chèn ép: Khi thai nhi phát triển mạnh sẽ khiến các tĩnh mạch bị chèn ép. Từ đó, làm giảm quá trình lưu thông máu và gây giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai.

  • Thay đổi nội tiết tố: Trong thời gian mang thai, lượng hormone sinh dục nữ progesterone tăng cao gây nên chứng suy và sưng tĩnh mạch.

  • Người bị di truyền hoặc đã bị bệnh suy tĩnh mạch trong lần mang thai trước: Gia đình có người bị suy tĩnh mạch hoặc mắc phải trong lần mang thai trước đó đều có nguy cơ bị bệnh này.

  • Các nguyên nhân khác: Thời gian mang thai, việc tăng cân quá độ hoặc thường xuyên phải đi lại nhiều sẽ khiến cho tĩnh mạch ở chân bị chèn ép, gây suy giãn tĩnh mạch.

Mắc bệnh giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?

Thực tế, bệnh giãn tĩnh mạch gây ra khá nhiều phiền toái cho phụ nữ mang thai như ngứa, đau, mất tính thẩm mỹ trong thời gian ngắn. Trong đó, sẽ có số ít trường hợp giãn tĩnh mạch sẽ phát triển thành huyết khối tĩnh mạch bề mặt.

Mắc bệnh giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi bị nhiễm trùng vùng da bị giãn tĩnh mạch cần phải đến cơ sở y tế nhanh chóng 

Trường hợp bị bệnh giãn tĩnh mạch xuất hiện các huyết khối tĩnh mạch trong thời gian mang thai thì bạn cần phải đến bác sĩ kịp thời để được thăm khám, tránh tình trạng nhiễm trùng vùng da. Một số dấu hiệu bà bầu bị nhiễm trùng do huyết khối cần khám ngay:

  • Sốt ớn lạnh.

  • Vùng da bị loét, thay đổi màu da.

  • Chân bị sưng, phù ở mức độ nặng.

Lưu ý: Huyết khối tĩnh mạch bề mặt do mắc bệnh giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai có thể bị nhầm lẫn với  huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Phụ nữ mắc phải chứng rối loạn đông máu có khả năng cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Bệnh lý này không gây ra triệu chứng nào hoặc có thể gây sưng đau ở đùi, mắt cá chân, cẳng chân khi co, đứng, duỗi chân.

Điều trị và phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch với phụ nữ mang thai

Nắm rõ cách điều trị và phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch sẽ giúp cho chị em đang trong thời gian thai kỳ không còn lo lắng khi mắc phải bệnh lý này.

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp nhất.

  • Điều trị nội khoa.

  • Điều trị ngoại khoa, phẫu thuật.

  • Điều trị bổ trợ khác.

Trong thời gian điều trị, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác lại với nhau. Thực tế, điều trị suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ đang mang thai thường sẽ sử dụng tất tĩnh mạch kết hợp với các biện pháp điều trị bổ trợ. Bệnh lý này sẽ thuyên giảm dần sau một thời gian điều trị và giảm dần sau khi sinh con. Lúc này, bạn sẽ vẫn tiếp tục điều trị bình thường bằng phương pháp nội khoa kết hợp bổ trợ.

Điều trị ngoại khoa thông qua phương pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc theo từng trường hợp cụ thể. Bởi vì, phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú bằng sữa mẹ.

Phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch

Để có thể phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch với phụ nữ đang mang thai, các bạn cần thực hiện các lưu ý dưới đây.

  • Vận động nhẹ nhàng trong khi mang thai.

  • Hạn chế đứng một chỗ quá lâu.

  • Khi ngồi nên kê chân để máu lưu thông tốt hơn.

  • Nên nằm nghiêng về bên trái để làm giảm áp lực đối với tĩnh mạch.

  • Cố gắng kiểm soát cân nặng, không tăng cân quá nhanh.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học trong thời gian mang thai để cân nặng luôn được kiểm soát ở mức tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Bầu massage chân được không? Cách massage chân cho mẹ bầu tại nhà

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết dưới đây đã cung cấp đến cho mọi người các thông tin liên quan đến bệnh giãn tĩnh mạch khi mang thai. Chúc các bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *