Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm hay không?

Posted on Cẩm Nang Chữa Bệnh 77 lượt xem

Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm hay không là một trong các câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Thực tế, đây là bệnh lành tính nhưng nếu không có phương pháp điều trị thích hợp sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm. 

Vì sao bị suy giãn tĩnh mạch chân?

Theo thống kê ở người trưởng thành, có khoảng 73% nữ giới, 56% nam giới bị chứng suy giãn tĩnh mạch ở chân. Trong đó, nữ giới sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn do sự ảnh hưởng của nội tiết tố, quá trình mang thai gây chèn ép cản trở máu tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm hay không?

Nữ giới có tỷ lệ bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới 

Tĩnh mạch là bộ phận thuộc hệ thống tuần hoàn, trong lòng tĩnh mạch sẽ được cấu tạo từ hệ thống van một chiều. Từ đó, máu chảy về tim từ tĩnh mạch cũng đi theo một chiều nhất định, không có máu chảy ngược lại.

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng tĩnh mạch bị co giãn, dòng máu bị chảy ngược lại về sau. Thông thường, bệnh lý này sẽ bắt đầu xuất hiện khi thành tĩnh mạch có dấu hiệu suy yếu, hệ thống van một chiều bị tác động nghiêm trọng.

Giai đoạn tiến triển của suy giãn tĩnh mạch chân 

Các giai đoạn tiến triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân được áp dụng phân chia thành C1-C6 như sau:

  • C1: Giãn tĩnh mạch mạng nhện hay dạng lưới.

  • C2: Giãn tĩnh mạch lớn dưới da có kích thước lớn hơn 3mm.

  • C3: Chân bắt đầu có dấu hiệu bị sưng phù.

  • C4: Màu sắc của da bắt đầu có sự biến đổi.

  • C5: Tình trạng lở loét có thể lành.

  • C6: Tình trạng lở loét khó lành.

Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm hay không?

Thực tế, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khá lành tính, và nó chỉ bị biến chứng nặng và nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Khi tĩnh mạch có dấu hiệu giãn sẽ khiến quá trình lưu thông máu về tim bị ảnh hưởng.

Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm hay không?

Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm hay không?

Bệnh giãn tĩnh mạch chân do nhiều nguyên nhân gây ra và nguyên nhân chính là chức năng của thành mạch, các van tĩnh mạch bị suy yếu. áp lực máu trong lòng tĩnh mạch tăng lên. Sự lặp đi lặp lại này trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch giãn hoàn toàn.

Ngoài ra, một số người bị giãn tĩnh mạch chân do hiện tượng rò động mạch – tĩnh  mạch khiến áp lực tĩnh mạch tăng cao gây nên bệnh lý giãn tĩnh mạch. Bệnh lý này thường tập trung với những người ít vận động, không ăn nhiều chất xơ và lão hóa do tuổi tác gây nên.

Suy giãn tĩnh mạch chân lâu ngày, không được điều trị đúng cách sẽ mang đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể là chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch bị giãn sẽ bị giảm sút rõ ràng. Lâu dài, vùng da sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng lở loét da, nhiễm khuẩn nguy hiểm nếu gặp phải một số vi khuẩn như tụ cầu vàng (S.aureus) hoặc trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa). Lúc đó, vùng da chân sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn máu.

Hậu quả nặng nề nhất của suy giãn tĩnh mạch chân đó là bị ứ đọng máu trong lòng mạch lâu ngày sẽ tạo nên các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu các cục máu đông này trôi theo dòng máu về tim sẽ dễ bị tắc nghẽn. Hoặc các cục máu đông đi về phổi, gây tắc động mạch phổi sẽ gây nên nguy cơ đột quỵ.

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thế nào?

Khi mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, các bạn cần phải có cách điều trị thích hợp, cụ thể như sau:

Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm hay không?

Áp dụng các biện pháp để hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

  • Luyện tập cho đôi chân mỗi ngày bằng các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga,…

  • Hạn chế mang giày cao gót, ngồi bắt chéo, ngồi xổm quá lâu.

  • Không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, nhân viên văn phòng nên vận động nhẹ nhàng 30 phút/lần.

  • Kê chân cao khi đang ngủ.

  • Không sử dụng các chất kích thích có hại đến sức khỏe như cà phê, thuốc lá, đồ uống có cồn,…

  • Người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất như bông cải xanh, rau bina, xà lách, cam quýt,…

  • Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì. Cân nặng quá chênh lệch so với cơ thể sẽ tạo nên sức ép lên đôi chân khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng nặng thêm.

  • Kết hợp sử dụng tất y khoa chuyên hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Sản phẩm này sẽ sử dụng lực nén ép cơ học, hỗ trợ máu ở chân chảy về tim thuận lợi, tránh được tình trạng ứ trệ máu, giảm sưng đau nhức chân.

  • Khi phát hiện đôi chân có các biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch thì nên được điều trị sớm để bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc thích hợp. Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc.

Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn làm sáng tỏ nội dung “Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm hay không?”. Khi có dấu hiệu mắc phải bệnh này, bạn cần đến trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, vạch ra phương án điều trị thích hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *