Suy giãn tĩnh mạch để lâu có gây tử vong không?

Posted on Cẩm Nang Chữa Bệnh 81 lượt xem

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là một trong bệnh thường thấy ở những người trên 30 tuổi. Một câu hỏi được đặt ra nhiều nhất khi nhắc về căn bệnh này “Suy giãn tĩnh mạch để lâu có gây tử vong không?”. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây. 

1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch để lâu có gây tử vong không?

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu bị ứ lại tại đường dẫn, không thể đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh tiếp tục tiến triển sẽ làm dòng máu động mạch tới nuôi các cơ quan cũng bị giảm theo.

Ở thời điểm đầu, bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân tuy nhiên về lâu về dài, đặc biệt với người cao tuổi thì suy giãn tĩnh mạch thực sự là một căn bệnh đánh gục người bệnh.

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch để lâu, có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân, chảy máu, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu hay được gọi là sự hình thành các cục máu đông sâu trong bắp chân hoặc cơ đùi. Các cục máu đông này có thể di chuyển đến các động mạch cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng, bao gồm phổi và não, làm tắc nghẽn mạch máu đưa máu cùng oxi đi trao đổi chất.

2. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch để lâu có gây tử vong không?

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

Căn bệnh này thường được biết đến bác sĩ chỉ ra với ba nguyên nhân chính: bẩm sinh, tiên phát và thứ phát.

  • Với nguyên nhân bẩm sinh, tình trạng này được cho là sự bất thường của thành tĩnh mạch ngay từ khi còn nhỏ. Đây là căn bệnh hình thành do gen.

  • Với nguyên nhân tiên phát hay vô căn: Ban đầu các tĩnh mạch bị giãn và dài ra, tuy nhiên theo thời gian, các van suy yếu và mất đi các chức năng vốn có.

  • Với nguyên nhân thứ phát, thường do viêm tĩnh mạch: Ban đầu, các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó các tĩnh mạch mới bị giãn và dài ra.

Một số nguyên nhân ngoại cảnh cần lưu ý:

  • Một số tư thế sinh hoạt hoặc đặc thù nghề nghiệp phải ngồi một chỗ lâu, ít vận động, hay phải mang vác nặng…

  • Môi trường làm việc ẩm thấp, phải đứng lâu;

  • Sử dụng giày không phù hợp gây tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ.

  • Những người mắc bệnh béo phì, chế độ ăn thiếu chất xơ, vitamin.

  • Phụ nữ mang thai nhiều lần cũng dễ gặp phải bệnh lý này.

  • Quá trình thoái hoá tuổi già là nguyên nhân hay gặp nhất gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Một số trường hợp suy giãn tĩnh mạch không tìm thấy nguyên nhân.

3. Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch

Căn bệnh này thường có biểu hiện dễ bị bỏ qua như: tê, sưng chân, nặng bắp chân, có cảm giác kiến bò hay chuột rút ban đêm khiến người mắc bệnh chủ quan. Từ đó, bệnh âm thầm diễn tiến và đi đến giai đoạn nặng hơn, tĩnh mạch bị phình nổi lên trên bề mặt da đi kèm phù chân và đau chân về đêm.

4. Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch để lâu có gây tử vong không?

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch

Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: Cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.

Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

Một biến chứng rất nặng nề và cũng thường hay gặp của suy giãn tĩnh mạch hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Chảy máu do giãn tĩnh mạch ở chân có thể dẫn tới tử vong. Chảy máu không phải là vấn đề ít gặp, nhưng thường được điều trị không đúng cách.

5. Cách phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch không những làm mất thẩm mỹ mà còn có thể gây ra những nguy hiểm khó lường. Tuy nhiên chúng ta có thể phòng tránh bệnh một cách dễ dàng, chỉ cần thay đổi lối sống và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chẳng hạn:

  • Không nên mang giày cao gót để tránh việc dồn trọng lượng cơ thể xuống hai bàn chân, gây áp lực lên các tĩnh mạch chân, nên chọn những đôi giày gót thấp vừa phải, da mềm.

  • Nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát đặc biệt là ở chân, hông.

  • Không nên ngồi xổm, đung đưa, vắt chéo chân gây cản trở máu lưu thông. Nên chọn ghế ngồi phù hợp, và kê cao chân khi nằm khoảng 20cm so với tim.

  • Không nên ngồi lâu hay đứng lâu một chỗ, nên đi lại thường xuyên, giãn cơ để các tĩnh mạch không bị quá tải.

  • Tập các bài tập nhẹ như chạy bộ, bơi lội, thể dục dưỡng sinh… để nâng cao sức khỏe và có lợi cho hệ thống tĩnh mạch chân.

  • Hạn chế tắm nước nóng hay xoa bóp dầu nóng tại vùng da bị bệnh vì sẽ làm các tĩnh mạch giãn nở to hơn, bệnh sẽ càng nặng hơn.

  • Thực hiện bổ sung các thực phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng các sản phẩm uy tín chất lượng.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những điều hữu ích để bạn hiểu rõ bệnh cũng như cách để phòng ngừa chúng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn hỗ trợ suy giãn tĩnh mạch, vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên ngành để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *