Site icon Giatimac.vn

Suy giãn tĩnh mạch thực quản có nguy hiểm hay không?

Suy giãn tĩnh mạch thực quản có nguy hiểm hay không? Suy giãn tĩnh mạch thực quản là bệnh lý bất thường có thể gây tử vong cho người bệnh. Để hạn chế nguy cơ biến chứng tĩnh mạch, người bệnh cần có phương án điều trị sớm, tránh xảy ra các vấn đề không đáng có. 

Suy giãn tĩnh mạch thực quản là gì?

Suy giãn tĩnh mạch thực quản là biểu hiện của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Bệnh lý này không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong cho người bệnh.

Suy giãn tĩnh mạch thực quản là biểu hiện của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Tĩnh mạch cửa là tĩnh mạch gánh vì chia nhánh ở hai đầu, được tạo thành bởi tĩnh mạch lách, tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới. Trong đó, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới thường sẽ đổ vào tĩnh mạch lách nơi giao nhau giữa tĩnh mạch lách và tĩnh mạch mạc treo tràng trên.

Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch thực quản

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch thực quản, trong đó nguyên nhân chính là xơ gan. Cụ thể, có đến 30% bệnh nhân xơ gan và chiếm gần 80 – 90% các trường hợp xuất huyết với bệnh nhân này.

Bên cạnh đó, tình trạng này còn do các cục máu đông trong tĩnh mạch cửa hoặc trong tĩnh mạch cấp vào tĩnh mạch cửa, gây nên chứng giãn tĩnh mạch thực quản. Người bị nhiễm sán máng được tìm thấy ở vùng Đông Á, Châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ khiến tăng nguy cơ làm gan, phổi, ruột, bàng quang và các cơ quan khác bị ảnh hưởng.

Triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch thực quản

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thực quản không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào, trừ khi xuất huyết, cụ thể:

Suy giãn tĩnh mạch thực quản có nguy hiểm hay không? 

Suy giãn tĩnh mạch thực quản là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Người bệnh bị bệnh này thường sẽ bị xuất huyết huyết thực quản đi kèm nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Nếu bệnh nhân chảy quá nhiều máu nhưng không sơ cứu kịp thời có thể gây tử vong sau đó.

Suy giãn tĩnh mạch thực quản gây nguy hiểm cho người mắc phải 

Trong một số nghiên cứu đã chỉ rõ có đến 50% người bị mắc bệnh xơ gan bị suy giãn tĩnh mạch thực quản, tỷ lệ này tăng khoảng 5-10%/năm. Khi giãn tĩnh mạch bị biến chứng nặng sẽ khiến tĩnh mạch bị vỡ hoàn toàn.

Trường hợp, người bị bệnh không mắc bệnh xơ gan thì tỷ lệ tử vong đạt 5-10%. Nếu đi kèm tỷ lệ xơ gan thì mức độ tử vong lên đến 40-70%. Với bệnh nhân bị vỡ tĩnh mạch thực quản, tỷ lệ tự ngưng chảy máu là 40%. Tuy nhiên, tỷ lệ chảy máu trong vòng 6 tuần là 30% và tỷ lệ chảy máu tái phát  trong vòng 1 năm lên đến 70%.

Điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch thực quản

Để hạn chế các nguy cơ biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch thực quản, bạn cần có phương pháp điều trị thích hợp, tương ứng với từng mức độ của bệnh.

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch thực quản theo từng cấp độ 

Ngăn ngừa xuất huyết

Các phương pháp điều trị để giảm áp lực trong tĩnh mạch cửa có thể làm giảm nguy cơ chảy máu trong tĩnh mạch thực quản như sử dụng thuốc propranolol và nadolol hoặc sử dụng vòng cao su để thắt tĩnh mạch.

Điều trị xuất huyết

Việc tĩnh mạch thực quản chảy máu có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Các phương pháp cầm máu, hạn chế hậu quả mất máu gây ra như thắt tĩnh mạch bằng vòng cao su, sử dụng thuốc Octreotide và vasopressin làm chậm lưu lượng máu vào tĩnh mạch cửa. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chuyển hướng dòng máu ra khỏi tĩnh mạch cửa.

Thêm vào đó, bác sĩ cũng có thể tạo áp lực lên tĩnh mạch bị suy giãn để cầm máu bằng bóng trong tối đa 24h. Và thủ thuật chèn ép bằng bóng chỉ mang tính chất tạm thời, tăng nguy cơ chảy máu cao khi bóng bị xì hơi.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu thay thế lượng máu đã mất. Hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng máu bằng kháng sinh. Trường hợp người bị gan quá nặng hoặc bị chảy máu tĩnh mạch thực quản tái phát thì có thể lựa chọn phương pháp ghép gan.

Điều trị tái xuất huyết

Sử dụng thuốc chẹn beta và thắt tĩnh mạch nội soi chính là lựa chọn tuyệt vời khi điều trị tái xuất huyết. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành lặp lại nội soi trên đều đặn, thực hiện tại nhiều vị trí cho đến khi tĩnh mạch thực quản biết mất hoặc thu nhỏ lại, giảm nguy cơ tái xuất huyết.

Điều trị nguy cơ 

Liệu pháp khẩn cấp đang được thử nghiệm giúp cầm máu do vỡ tĩnh mạch thực quản là phun bột kết dính. Nếu phương pháp này không thành công, bác sĩ sẽ tiếp tục sử dụng stent kim loại tự giãn nở (SEMS). SEMS được đặt vào khi nội soi, cầm máu bằng việc tạo áp lực lên tĩnh mạch thực quản đang bị vỡ. Điểm trừ của phương pháp này là có thể làm hỏng mô, di chuyển sau khi đặt. Đây là phương pháp thử nghiệm, chưa được áp dụng phổ biến.

Trên đây là một số giải đáp về “Suy giãn tĩnh mạch thực quản có nguy hiểm hay không?”. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu mắc bệnh lý này, bạn cần đi đến bệnh viện để được chẩn đoán, có phương án điều trị sớm nhất.

Exit mobile version